BỐI CẢNH LÀM PHIM
Bối cảnh phim ở Khu vực phía Bắc Việt Nam
Vịnh Hạ Long với bối cảnh núi, biển, đồng quê.
Hoa Lư, Tràng An – tỉnh Ninh Bình: với bối cảnh núi trùng điệp, hiểm trở, vườn chim, sông Tràng An, hang động, thung lũng, cánh đồng lúa.
Tỉnh Hà giang: bối cảnh cao nguyên đá Đồng văn, thung lũng hoa Tam giác mạch, núi đá
Miền núi Tây Bắc: bối cảnh núi, rừng, ruộng bậc thang, cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ đô Hà Nội: Hoàng thàng Thăng long, văn hóa ẩm thực, làng gốm Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm
Một số phim nước ngoài đã thực hiện quay ở Khu vực phía Bắc Việt Nam như:
Phim Đông dương (Indochine) lấy bối cảnh Vịnh Hạ Long và đồng quê Bắc Bộ;
Phim Cô dâu Hà Nội lấy bối cảnh ngay tại Thủ đô Việt Nam…
Phim Hollywood như Kong – Đảo đầu lâu (Kong: Skull island) lấy Tràng An, Vân Long, Tam Cốc (Ninh Bình); vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Bối cảnh phim ở Khu vực miền Trung Việt Nam
Cố đô Huế: Cung điện, nghi lễ cung đình, ẩm thực Huế, sông Hương, Núi Ngự, Vịnh Lăng Cô
Đà Nẵng: Thành phố du lịch biển, Bà Nà Hills,
Quảng Nam: phố cổ Hội an, Mỹ Sơn,
Quảng Bình: hang động Phong Nha, bãi biển, cồn cát
Một số phim nước ngoài đã thực hiện quay ở Khu vực Miền Trung Việt Nam như:
Phim Hollywood như Kong – Đảo đầu lâu (Kong: Skull island) chọn Phong Nha – Quảng Bình làm bối cảnh.
Bối cảnh phim ở Khu vực miền Nam Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: từng là Hòn ngọc Viễn đông, văn hóa ấm thực,
Miền Tây: chợ nổi, đồng lúa, cánh đồng hoa sen, kênh rạch
Phú Yên: cảnh đẹp làng quê ven biển
Kiên Giang: Đảo Phú Quốc
Nha Trang, Vũng tàu, Cần thơ: cảnh đẹp vùng biển, văn hóa vùng biển
Một số phim nước ngoài đã thực hiện quay ở Khu vực Miền Nam Việt Nam như:
Phim Người tình (The Lover) của đạo diễn Jean-Jacques Annaud với bối cảnh miền Tây Nam bộ;
Phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) của đạo diễn Phillip Noyce lấy bối cảnh Sài Gòn;
MỘT SỐ PHIM QUAY TẠI VIỆT NAM
Các nhà làm phim nước ngoài quan tâm và đến Việt Nam quay phim nhiều từ đầu những năm 90 của Thế kỷ trước. Đầu tiên phải kể đến ba bộ phim về đề tài Việt Nam của các nhà làm phim Pháp, thực hiện tại Việt Nam trong những năm 1990- 1992 là Đông dương (Indochine), Người tình (The Lover) và Điện Biên Phủ.
- Phim Đông dương (Indochine), 1992- đạo diễn người Pháp Régis Wargnier, với vai nữ chính là ngôi sao được mệnh danh Biểu tượng nước Pháp Catherine Denueve- được quay chủ yếu ở miền Bắc. Lấy bối cảnh Đông Dương thập niên 1930 -1950, phim ngay khi vừa ra mắt đã gây được tiếng vang lớn. Phim từng giành được giải Oscar ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, và đề cử hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Catherine Deneuve, Quả Cầu Vàng ở hạng mục dành cho Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. Điểm nhấn đặc biệt là những cảnh quay đẹp mê hồn ở Vịnh Hạ Long đã thu hút lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn chưa từng có vào những năm 1990.
- Phim Người tình (The Lover), 1992- đạo diễn Jean-Jacques Annaud chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Pháp nổi tiếng Marguerite Duras, với vai diễn đầu tiên mang tính phát hiện nữ diễn viên Jane March khi cô vừa tròn 18 tuổi. Người Tình là câu chuyện tình yêu say đắm của một cô gái Pháp 15 tuổi nghèo khó và chàng đại gia Hoa kiều gặp nhau trên chuyến phà qua sông Mekong cach đây một Thế ký. Trên thực tế, đầu tiên, đạo diễn Annaud đã định chọn quay một trong những quốc gia châu Á khác như Malaysia, Thái Lan, Philippines, nhưng cuối cùng, ông phải đến Việt Nam vì cảm thấy phải là Sài Gòn, Việt Nam mới diễn tả được cái không khí mà Marguerite Duras miêu tả trong tác phẩm của bà. Bến Nhà Rồng, khách sạn Majestic, trường THPT Lê Hồng Phong và Lê Quý Đôn, chợ Bình Tây, bến Mễ Cốc, Thảo Cầm Viên, vòng quanh khu Độc Lập… thời thuộc địa đều được tái hiện qua những thước phim đẹp đến nao lòng. L’Amant là bộ phim nước ngoài đầu tiên và có kinh phí lớn nhất từng được thực hiện tại Việt Nam trong hơn 20 năm tiếp theo.
- Phim Điện Biên Phủ của đạo diễn Pierre Shoendoefher là bộ phim được viết kịch bản và đạo diễn bởi cựu chiến binh Pháp Pierre Schoendoerffer. Phim như một hồi ức của chính đạo diễn về cuộc vây hãm 55 ngày Điện Biên Phủ (1954), trận chiến cuối cùng của quân đội thuộc địa Liên hiệp Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, và trong những ngày cuối cùng ở Đông Dương thuộc Pháp. Phim được đề cử giải César hạng mục Âm nhạc hay nhất năm 1993.
Phim được quay tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, với bố cảnh lớn nhất là một “trường quay ngoài trời” được xây dựng lại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Phim Hàn Quốc Huy hiệu trắng (White Badge), 1992 – đạo diễn Chung Ji-Young. Đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ahn Jung-Hyo. Phim kể về nhà báo Kiju Han phải đối mặt với những ký ức của mình về Việt Nam khi anh viết một loạt bài cho tờ báo địa phương. Các bài báo đã thu hút sự quan tâm của cựu chiến binh Chinsu Pyeon. Bộ phim, thông qua một loạt các hồi tưởng, mô tả những sự kiện xảy ra ở Việt Nam và ảnh hưởng của chúng tới cuộc sống của hai người lính này. Trong phim lột tả những tội ác kinh hoàng của lính Hàn Quốc (tiểu đoàn Bạch Mã) đối với người dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ và đồng minh. Phim đạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo lần thứ năm.
- Phim Tạm biệt sông Ba (Farewell to Song Ba River), 1993 phim truyền hình nhiều tập do Hàn Quốc sản xuất lấy bối cảnh là Chiến tranh Việt Nam và được quay chủ yếu tại Việt Nam.
- Phim Ba mùa (Three seasons), 1999 – đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi được quay tại Việt Nam với bối cảnh là là thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phim miêu tả một vài nét văn hóa Việt Nam trong thời hiện tại đang dần chịu ảnh hưởng phương Tây. Tại TP. Hồ Chí Minh, những nhân vật chính đương đầu với các tác động đan xen nhiều chiều từ nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đó là mảnh đời của một anh đạp xích lô đem lòng yêu một cô gái làng chơi, một cô thôn nữ mến thương một ông thầy giáo già mắc bệnh cùi, một em bé lai vật lộn với cuộc sống vỉa hè, và một anh cựu binh Mỹ đi tìm lại đứa con rơi. Những sinh linh nhỏ nhoi, trong khung cảnh Sài Gòn ngày nay, với những ước mơ, những vui buồn, những xúc động của mỗi người, nhịp theo ba mùa: nắng, mưa và hy vọng.
Phim được nhận một số giải thưởng và đề cử, đặc biệt là cả ba giải khán giả (Audience Award), giám khảo (Grand Jury Prize) và quay phim (Cinematography Award) tại Liên hoan Phim Sundance trong năm 1999, trở thành bộ phim đầu tiên trong lịch sử chiến thắng cả giải giám khảo bình chọn và khán giả bình chọn tại LHP Sundance. Phim giành chiến thắng Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Giải Satellite năm 2000[2], giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Portland năm 1999 và giải Quay phim xuất sắc nhất tại Giải Tinh thần độc lập năm 2000 - Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l’été, The Vertical Ray of the Sun), 2000 – Đạo diễn, biên kịch Trần Anh Hùng, do các hãng phim Việt Nam – Pháp – Đức hợp tác sản xuất. Phim kể về câu chuyện gia đình của 3 chị em gái: Sương (Như Quỳnh), Khanh (Lê Khanh) và Liên (Trần Nữ Yên Khê) quanh ngày giỗ mẹ tại Hà Nội. Phim được quay tại Hà Nội và Vịnh Hạ Long. Hà Nội đã được miêu tả theo lăng kính riêng của Trần Anh Hùng. Ông bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp gợi cảm và thân mật của thủ đô. “Tôi biết mình nợ thành phố này một bộ phim.” Đạo diễn mô tả Hà Nội là nơi duy nhất khiến anh cảm thấy “mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ có thể được xúc tác bởi sự hững hờ chân thực”.
Phim được các nhà phê bình điện ảnh khen ngợi. Trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được “Chứng nhận tươi” (Fresh) với 82% đánh giá tích cực được tổng hợp dựa trên 55 bài bình luận, với điểm số trung bình là 7,1 trên 10 cùng lời nhận xét “Mùa hè chiều thẳng đứng điềm tĩnh một cách tráng lệ, nên thơ, ru người xem vào câu chuyện đời thường”.Tại Metacritic, một trang chuyên cho điểm số trung bình dựa trên 100 đánh giá hàng đầu từ các nhà phê bình chính thống, bộ phim nhận được 72 điểm dựa trên 21 bài đánh giá, được xếp hạng “nhìn chung là ý kiến tán thành”, là phim đánh giá cao thứ 81 năm 2001. Kim Fay trong To Asia with Love: A Connoisseurs’ Guide to Cambodia, Laos, Thailand & Vietnam gọi đây là bộ phim có “hình ảnh đáng nhớ nhất”, đặc biệt ở màu sắc và cảnh xuất hiện bài hát của Lou Reed.
Phim được đề cử giải Dàn diễn viên xuất sắc nhất và Kỹ thuật quay phim xuất sắc nhất trong Giải thưởng thường niên lần thứ 8, năm 2002 – Giải thưởng Chlotrudis. - Phim tài liệu Chim di trú, 2002 – đạo diễn Jacques Perrin. Bộ phim Chim di trú được thực hiện trong hai năm (từ 1998 – 2001), với một êkip 450 người trong đó có 17 phi công, sáu nhà quay phim, từ trên các loại máy bay thu hình tổng cộng 450.000m phim, đã quay nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại 36 nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Hiếm có một bộ phim tài liệu nào được chiếu mà khán giả chịu ngồi xem đến phút cuối cùng như phim Chim di cư. Sự mạo hiểm và kiên trì của các nhà làm phim đã mang đến những thước phim tuyệt vời cho khán giả.
- Phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) 2002 – của đạo diễn Phillip Noyce, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Anh Graham Greene. Lấy bối cảnh khi chiến tranh Đông Dương đang trong giai đoạn quyết liệt, bộ phim đã được quay hoàn toàn tại Việt Nam, cụ thể là tại Hà Nội, Sài Gòn, Ninh Bình và Hội An với sự tham gia của các ngôi sao như Sir Michael Caine, Brendan Fraser và nhiều diễn viên nổi tiếng của Việt Nam như: Đỗ Thị Hải Yến, Mai Hoa, Ngô Quang Hải … thu hút được sự quan tâm lớn từ công luận. Sir Michael Caine được nhận đề cử Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc cho vai diễn Fowler.
- Phim Con gái ông chủ vườn thuốc (The Chinese Botanist’s Daughters) 2006 – nhà văn, đạo diễn Đới Tư Kiệt; Phim được hợp tác sản xuất bởi Pháp và Canada, phim sau đó trở thành một trong những tác phẩm về đồng tính nữ hay nhất đầu thế kỷ 21.
Câu chuyện phim xảy ra ở vùng núi Trung Quốc nhưng đoàn làm phim đã chọn toàn bộ bối cảnh hoàn toàn ở Việt Nam vào năm 2006, với khung cảnh núi rừng trùng điệp ở Sa Pa, Ninh Bình và tại Hà Nội. - Phim Kong – Đảo đầu lâu (Kong: Skull island), 2017 – là một phim điện ảnh khoa học viễn tưởng của Mỹ do Jordan Vogt-Roberts đạo diễn, với phần kịch bản do Dan Gilroy, Max Borenstein và Derek Connolly chấp bút từ phần cốt truyện chính của John Gatins và Gilroy. Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đã sang Việt Nam và đi dọc từ Bắc vào Nam trong hơn một tháng để khảo sát các bối cảnh cho Kong: Đảo Đầu lâu. Sau khi khảo sát, ông đã ca ngợi vẻ đẹp mê hồn tại các địa danh nổi tiếng và quyết tâm đưa Việt Nam lên màn ảnh đẹp tầm cỡ như phim Chúa Nhẫn. Các địa điểm được chọn để quay phim Kong: Đảo Đầu lâu là: bối cảnh quay chính ở quần thể di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), 3 địa điểm ở Quảng Bình và vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Tại Ninh Bình, các cảnh quay được thực hiện tại các địa danh: Quần thể danh thắng Tràng An (tại xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư), Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (huyện Gia Viễn) và Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) của tỉnh Ninh Bình.
Các địa danh Quảng Bình được chọn làm địa điểm quay phim gồm thung lũng Chà Nòi thuộc khu vực đèo Đá Đẽo tại Thượng Hóa, Minh Hóa; hồ nước Yên Phú ở Trung Hóa, Minh Hóa và khu vực sông suối, hang Chuột thuộc Tân Hóa, Minh Hóa.
Nhà sản xuất của Kong: Skull island – Alex Garcia – đã chia sẻ: “Được quay phim tại đất nước Việt Nam với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp là một đặc ân lớn lao đối với đoàn làm phim”.
Với lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên, sự đa dạng về văn hóa vùng miền tạo nên những thế mạnh cho Việt Nam trở thành điểm đến quay phim hấp dẫn cho nhiều thể loại phim.