19 °c
Hanoi
21 ° T5
20 ° T6
19 ° T7
20 ° CN
21 ° T2
22 ° T3
Thứ Tư, 1 Tháng Hai, 2023
officevfda@gmail.com
vi Tiếng Việt
ny Chichewaen Englishvi Tiếng Việt
  • Đăng nhập
VFDA.VN
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu về Tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức và Ban chấp hành
  • MÔI TRƯỜNG LÀM PHIM
    • Giới thiệu về Việt Nam
    • Tại sao bạn nên chọn Việt Nam?
    • Thông tin cần biết
    • Bối cảnh làm phim
    • Danh bạ
  • XÚC TIẾN QUẢNG BÁ
    • Quảng bá phim tại Việt Nam
    • Quảng bá phim tại Nước ngoài
  • TIN TỨC – SỰ KIỆN
    • Tin ngành điện ảnh
    • Báo chí viết về VFDA
    • Tin hoạt động VFDA
  • HỘI VIÊN
DANAFF 2023
VFDA.VN
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu về Tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức và Ban chấp hành
  • MÔI TRƯỜNG LÀM PHIM
    • Giới thiệu về Việt Nam
    • Tại sao bạn nên chọn Việt Nam?
    • Thông tin cần biết
    • Bối cảnh làm phim
    • Danh bạ
  • XÚC TIẾN QUẢNG BÁ
    • Quảng bá phim tại Việt Nam
    • Quảng bá phim tại Nước ngoài
  • TIN TỨC – SỰ KIỆN
    • Tin ngành điện ảnh
    • Báo chí viết về VFDA
    • Tin hoạt động VFDA
  • HỘI VIÊN
DANAFF 2023
VFDA.VN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin ngành điện ảnh

Những giá trị truyền thống của Điện ảnh cách mạng Việt Nam

VFDA Bởi VFDA
12/03/2022
in Tin ngành điện ảnh
Thời gian đọc:11 phút đọc
148 6
A A
0
Những giá trị truyền thống của Điện ảnh cách mạng Việt Nam
Share on FacebookShare on Twitter

Khát vọng giải phóng dân tộc, giang sơn liền một dải là chủ đề chung, “đặc sản” của Điện ảnh cách mạng Việt Nam tại các Liên hoan phim quốc tế một thời. Nó đã trở thành đặc điểm để nhận diện phim Việt Nam và ngày càng chứng minh rằng, đó đã trở thành một di sản đặc biệt của điện ảnh Việt Nam mà hầu như, không nền điện ảnh nào trên thế giới có được.

Nền điện ảnh cách mạng Việt Nam là một nền điện ảnh đặc biệt

Các phim như Chung một dòng sông hay Chị Tư Hậu đều mang khát vọng thống nhất dân tộc, quốc gia của các nhà làm phim

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, một số nước ở châu Á và châu Âu bị chia cắt làm hai phần như Triều Tiên – Hàn Quốc, Đông Đức – Tây Đức, và Việt Nam : miền Bắc – miền Nam… Ở một số nước khác, sự chia cắt không chỉ tạo ra sự khác nhau về địa lý, nó còn ảnh hưởng đến chế độ chính trị, nền kinh tế và văn hoá… Chúng tôi đã có dịp khảo sát các nền điện ảnh Đông Đức – Tây Đức và Hàn Quốc – Triều Tiên trong thời kỳ chia cắt cũng như nền điện ảnh Việt Nam trong cùng thời điểm và nhận ra rằng, nền điện ảnh của chúng ta đã hình thành và phát triển theo con đường riêng của mình.

Trong những năm đau thương đó, nền điện ảnh của các nước trên có rất ít phim phản ánh tình cảm và ý chí thống nhất của dân tộc, của quốc gia. Nhiều bộ phim của họ phần lớn mang nội dung, chẳng hạn, miêu tả những chạy trốn từ miền nọ sang miền kia bằng cách đào những đường hầm bí mật hoặc vượt biển lúc thời tiết thuận lợi sang bên kia hoạt động gián điệp. Trong khi đó, điện ảnh Việt Nam, dù chưa thống nhất, ở cách xa nhau, thông tin liên lạc còn chưa thuận tiện, song trái tim của các nghệ sỹ điện ảnh ở cả hai miền đã cùng chung nhịp đập, sáng tạo những tác phẩm có chung chủ đề. Đó là cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và khát vọng thống nhất đất nước.

Tin bài liên quan

VFDA công bố tổ chức Liên hoan phim châu Á – Đà Nẵng lần thứ Nhất

TIẾN SĨ NGÔ PHƯƠNG LAN NHẬN GIẢI “NHÀ GIÁO DỤC BẢN QUYỀN CỦA NĂM” CỦA HIỆP HỘI ĐIỆN ẢNH HOA KỲ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG TẠI CINEASIA 2022

Quảng bá hình ảnh Việt Nam nhân dịp Liên hoan Phim Quốc tế Tokyo lần thứ 35

Đưa phim hoạt hình Việt Nam ra thế giới

So với nhiều lĩnh vực văn hoá, điện ảnh Việt Nam ra đời muộn hơn. Nhưng hoàn cảnh ra đời của điện ảnh chứa đựng những yếu tố mang đặc điểm di truyền của dân tộc. Và sự trưởng thành của nó cũng khốc liệt và anh dũng, như một chiến binh thực thụ. Từ sự khởi nguồn và phát triển độc đáo đó, nền điện ảnh Việt Nam đã tự toả sáng những giá trị tốt đẹp, gắn chặt với số phận và lịch sử của con người và đất nước Việt Nam.

Giá trị truyền thống của điện ảnh đã trở thành định hướng cơ bản khi nhìn nhận về đất nước và dân tộc, về nền văn hoá, về lý tưởng xã hội, về tín ngưỡng tâm linh… Tất cả những điều đó liên quan mật thiết đến giá trị con người Việt Nam. Những giá trị truyền thống đó là định hướng tinh thần quyết định phương hướng phát triển của ngành điện ảnh. Những giá trị truyền thống đó không chỉ là những ký hiệu hình ảnh trong các bộ phim, mà hiện nay, chúng còn thể hiện ở sự biến đổi trong cách biểu hiện của việc làm phim dưới tác động của kỹ thuật số, thâm nhập qua các giao dịch thương mại phức tạp của kinh tế thị trường. Những giá trị đó ngày càng mở rộng trên nhiều phương tiện, trở thành nhu cầu cơ bản của công chúng. Nó thực sự trở thành hơi thở hàng ngày của trong nền văn hoá đại chúng.

Khát vọng hòa bình thống nhất giang sơn

Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trong tình hình vô cùng thiếu thốn mọi mặt, Chính phủ lâm thời Việt Nam vẫn xây dựng bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc Bộ Thông tin – Tuyên truyền.

Cảnh làm phim Chung một dòng sông

Trong kháng chiến chống Pháp, các nghệ sỹ điện ảnh ở hai miển Nam Bắc đã tập kết trên chiến khu Việt Bắc. Họ tiếp tục làm phim, chiếu phim, thiết kế máy móc… Ngày 15/3/1953, trong rừng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp Quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Sau khi Hiệp định Geneve năm 1954, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. Ở miền Bắc, một nền điện ảnh mới ra đời. Đó là nền điện ảnh cách mạng, hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế kế hoạch. Những tác phẩm điện ảnh ra đời phục vụ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, thể hiện khát vọng hoà bình của một dân tộc can trường chống ngoại xâm. Điển hình là Chung một dòng sông (1959) – phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Câu chuyện xảy ra tại hai bờ sông Bến Hải, nơi vết thương chia cắt giang sơn. Nội dung kể về mối tình của Hoài và Vận, hai người trẻ tuổi, ở hai bên sông, chung một mối tình, nhưng gặp nhiều trắc trở. Song họ quyết vượt qua để tình yêu chiến thắng. Có thể nói, đó là một câu chuyện mang tính biểu tượng cho tình yêu và khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền, song nó đã chạm vào trái tim của công chúng. Và bộ phim không chỉ đơn thuần là một bộ phim. Nó có sức mạnh của hàng triệu trái tim sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Bộ phim đã trở thành di sản quý báu, vô cùng trân quý của điện ảnh Việt Nam.

Tiếp tục cảm hứng chủ đạo về sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, những năm tiếp theo, các nghệ sỹ điện ảnh Việt Nam lại tiếp tục sáng tạo, cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị. Năm 1963, đạo diễn Phạm Kỳ Nam hoàn thành phim Chị Tư Hậu, do ngôi sao điện ảnh Trà Giang đảm nhận, dựa trên một câu chuyện có thật của người phụ nữ miền Nam, có chồng đi kháng chiến và hy sinh. Bộ phim đã gây tiếng vang lớn trong công chúng. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã dàn dựng nhiều trường đoạn rất ấn tượng. Bộ phim như câu trả lời đanh thép của phụ nữ Việt Nam, quyết không chịu làm nô lệ, đứng lên chiến đấu, trả thù nhà, đền nợ nước. Hình ảnh chị Tư Hậu không chỉ là sự tiếp nối truyền thống đánh giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng, Bà Triệu mà còn là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời nay, đang ở tiền tuyến, đối đầu trực tiếp với quân thù. Hình ảnh biểu trưng đó như nguồn năng lượng dồi dào, tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu người Việt Nam.

NSND Thế Anh và vai diễn Trung úy Phương trong phim Nổi gió

Vẫn lấy bối cảnh miền Nam, năm 1966, đạo diễn Huy Thành đã xây dựng bộ phim Nổi gió. Bộ phim có cốt truyện mạnh mẽ. Các nhà làm phim đề cập đến một vấn đề phức tạp: một gia đình, trong chiến tranh, có người theo phe ta, có người theo phe địch. Giải quyết thế nào? Đây là câu chuyện xảy ra với nhiều gia đình ở miền Nam do điều kiện xã hội và hoàn cảnh sống của người dân. Chị Vân và Phương là hai người ruột thịt trong cùng một gia đình. Nhưng họ ở hai chiến tuyến khác nhau. Chị Vân đã thuyết phục Phương, em trai, trung uý quân đội đối phương, giết cố vấn Mỹ, trở về với cách mạng. Vai trung uý Phương do diễn viên Thế Anh đảm nhận đã gây nên cơn sốt đối với hàng triệu người xem. Phong cách diễn chân thực, tự nhiên và lãng mạn của Thế Anh không những là biểu tượng của thanh niên miền Nam bị ép buộc đi theo con đường sai lầm, nhưng cuối cùng thức tỉnh, lập công trở về, nó còn là niềm tin đối với hàng triệu người dân miền Bắc và đồng bào miền Nam đang thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Vỹ tuyến 17 ngày và đêm đã được Giải thưởng của Hội đồng Hoà Bình thế giới

Năm 1972, Biên kịch Hoàng Tích Chỉ và đạo diễn Hải Ninh đã thực hiện thành công bộ phim dài 2 tập, mang tên Vỹ tuyến 17 Ngày và Đêm. Đó là câu chuyện khốc liệt xảy ra ở nơi nóng bỏng của Tổ quốc. Hình ảnh chị Dịu điển hình cho hàng vạn phụ nữ trong chiến tranh. Chị đảm nhận những công việc quan trọng của cách mạng. Dù bị tra tấn, tù đày, nhưng vẫn kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Nếu ở Chung một dòng sông, câu chuyện còn lãng mạn, song đến Vỹ tuyến 17 Ngày và Đêm, câu chuyện đã có chiều dày hiện thực và sự tàn bạo của kẻ thù. Song, càng trong đau thương, hình ảnh những người con quả cảm của đất nước vẫn đứng vững nơi tuyến lửa. Tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1973, bộ phim đã được Giải thưởng của Hội đồng Hoà Bình thế giới và Diễn viên Trà Giang đã vinh dự nhận giải thưởng cao quý Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Nối tiếp cảm hứng chủ đạo đó, rất nhiều những bộ phim sau này như Tiền tuyến gọi, Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa… đều nói lên tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giang sơn liền một dải. Điều đó đã trở thành đặc sản của Điện ảnh Việt Nam tại các Liên hoan phim quốc tế. Nó đã trở thành đặc điểm để nhận diện phim Việt Nam. Ngày càng chứng minh rằng, đó đã trở thành một di sản đặc biệt của điện ảnh Việt Nam mà hầu như, không nền điện ảnh nào trên thế giới có được.

Đoàn Tuấn – thegioidienanh.vn

Thẻ: Điện ảnh Việt Namgiá trị truyền thốngvfda
Bài trước

Cơ hội mở cho hợp tác quốc tế về điện ảnh

Bài tiếp

Thu hút các đoàn làm phim nước ngoài: Việt Nam sẽ là “viên nam châm” khó cưỡng?

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VFDA công bố tổ chức Liên hoan phim châu Á – Đà Nẵng lần thứ Nhất
Quảng bá phim tại Việt Nam

VFDA công bố tổ chức Liên hoan phim châu Á – Đà Nẵng lần thứ Nhất

13/01/2023
Quảng bá hình ảnh Việt Nam nhân dịp Liên hoan Phim Quốc tế Tokyo lần thứ 35
Báo chí viết về VFDA

Quảng bá hình ảnh Việt Nam nhân dịp Liên hoan Phim Quốc tế Tokyo lần thứ 35

03/11/2022
VFDA tổ chức hội thảo “Phim hoạt hình Việt Nam – Năng lực sản xuất và xu hướng hợp tác quốc tế”
Báo chí viết về VFDA

VFDA tổ chức hội thảo “Phim hoạt hình Việt Nam – Năng lực sản xuất và xu hướng hợp tác quốc tế”

18/10/2022
QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI): CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC CHO ĐIỆN ẢNH PHÁT TRIỂN
Thông tin cần biết

QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI): CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC CHO ĐIỆN ẢNH PHÁT TRIỂN

20/06/2022
Khai mạc Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu – Việt Nam lần thứ 12: Đại tiệc của những cảm xúc!
Tin ngành điện ảnh

Khai mạc Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu – Việt Nam lần thứ 12: Đại tiệc của những cảm xúc!

04/06/2022
VFDA tổ chức buổi Thuyết trình 21 dự án Cuộc thi phim ngắn Màn Ảnh Xanh, lựa chọn những dự án tốt nhất hỗ trợ một phần chi phí sản xuất
MÀN ẢNH XANH

VFDA tổ chức buổi Thuyết trình 21 dự án Cuộc thi phim ngắn Màn Ảnh Xanh, lựa chọn những dự án tốt nhất hỗ trợ một phần chi phí sản xuất

09/05/2022
Xem thêm
Bài tiếp
Thu hút các đoàn làm phim nước ngoài: Việt Nam sẽ là “viên nam châm” khó cưỡng?

Thu hút các đoàn làm phim nước ngoài: Việt Nam sẽ là “viên nam châm” khó cưỡng?

Thống nhất nhiều nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Thống nhất nhiều nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin bài mới nhất

  • KẾT QUẢ VÒNG SƠ TUYỂN KỊCH BẢN/DỰ ÁN CUỘC THI PHIM NGẮN “MÀN ẢNH XANH”

    632 Chia sẻ
    Chia sẻ 253 Tweet 158
  • Thể lệ cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh xanh”

    623 Chia sẻ
    Chia sẻ 249 Tweet 156
  • ‘Màn ảnh Xanh’: Cuộc thi phim ngắn không thể bỏ lỡ dành cho giới làm phim trẻ

    556 Chia sẻ
    Chia sẻ 222 Tweet 139
  • 9 Dự án xuất sắc được lựa chọn để nhận hỗ trợ một phần chi phí sản xuất sau buổi Thuyết trình cuộc thi Màn ảnh Xanh

    542 Chia sẻ
    Chia sẻ 217 Tweet 136
  • Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) phối hợp với Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) tổ chức Hội thảo làm phim – Film pitching

    527 Chia sẻ
    Chia sẻ 211 Tweet 132

HIỆP HỘI XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM | VFDA

Trụ sở chính: Số 32 Hào Nam, Đống Đa, TP. Hà Nội (Tầng 2, Tòa nhà A – Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam)
Email: officevfda@gmail.com

LIÊN KẾT

  • Báo chí viết về VFDA
  • Bối cảnh làm phim
  • Danh bạ
  • HỘI VIÊN
  • MÀN ẢNH XANH
  • MÔI TRƯỜNG LÀM PHIM
  • TIN TỨC – SỰ KIỆN
  • XÚC TIẾN QUẢNG BÁ
  • Quảng bá phim tại Nước ngoài
  • Quảng bá phim tại Việt Nam
  • Tại sao bạn nên chọn Việt Nam?
  • Thông tin cần biết
  • Tin hoạt động VFDA
  • Tin ngành điện ảnh

GỬI THÔNG TIN CHO VFDA

© 2022 VFDA.VN – HIỆP HỘI XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM | VFDA.VN.

DANAFF 2023
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu về Tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức và Ban chấp hành
  • MÔI TRƯỜNG LÀM PHIM
    • Giới thiệu về Việt Nam
    • Tại sao bạn nên chọn Việt Nam?
    • Thông tin cần biết
    • Bối cảnh làm phim
    • Danh bạ
  • XÚC TIẾN QUẢNG BÁ
    • Quảng bá phim tại Việt Nam
    • Quảng bá phim tại Nước ngoài
  • TIN TỨC – SỰ KIỆN
    • Tin ngành điện ảnh
    • Báo chí viết về VFDA
    • Tin hoạt động VFDA
  • HỘI VIÊN
  • Đăng nhập
vi Tiếng Việt
ny Chichewaen Englishvi Tiếng Việt

© 2022 VFDA.VN - HIỆP HỘI XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VFDA.VN.

ĐĂNG NHẬP VÀO VFDA.VN

Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

Đã quên mật khẩu?

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu.

Đăng nhập

Thêm danh sách phát mới